NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ
Bài viết liên quan:

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau:

- Bệnh chàm do cơ địa: bệnh do di truyền giữa những người trong gia đình. Ở trẻ bị bệnh chàm thường có cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình có cơ địa dễ bị bệnh chàm hoặc các bệnh khác như hen, dị ứng,... Ngoài ra, khi bên trong cơ thể gây bùng phát bệnh chàm, có thể kèm theo mắc các bệnh khác (viêm xoang, viêm đại tràng, bệnh gan, bệnh thận,…).

- Bệnh chàm do tiếp xúc với dị nguyên: đó là các tác nhân bên ngoài gây ra bệnh chàm cũng như khiến cho bệnh tái phát như sau:

+ Do các loại thuốc: việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, gây tê,... trong điều trị bệnh có thể gây ra bệnh chàm.

+ Do môi trường có chứa mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm,...

+ Hóa chất

+ Thực phẩm dễ gây dị ứng: các loại hải sản, sữa, trứng,... thường gây dị ứng và khiến cho bệnh tái phát....

Cách phòng tránh bệnh chàm ở trẻ nhỏ


NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ

Để tránh cho trẻ mắc phải bệnh chàm, bạn cần có biện pháp phòng tráng hiệu quả và hạn chế các nguyên nhân gây bệnh, nhất là các dị ứng nguyên. Cần tuân thủ một số lưu ý như sau:

- Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn... để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé cũng như dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để loại bỏ mầm bệnh. 

- Chú ý luôn vệ sinh sạch sẽ cho các đồ dùng đệm, chăn, gối, giường của bé. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. 

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh. Tránh dùng các loại xà phòng của người lớn gây kích ứng da trẻ.

- Điều chỉnh chế độ ăn cho bé, bổ sung nhiều rau quả tươi, cân bằng dinh dưỡng; bên cạnh đó nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, mực, vịt xiêm, bồ câu...

4 nhận xét

Thảo Nguyễn Văn mod

tôi bị bệnh vảy nến dạng nhẹ hình giọt nước ở mình, đùi, đầu
tôi đang cần mua thuốc
quê Bến Tre

Trả lời
Nguyễn Hường mod

Chào bác sĩ. Em đang dùng thuốc trị viêm da dị ứng đang dùng thuốc của bs ạ. Mấy hôm nay trời mát em không thấy nổi nốt nữa. Nhưng mấy hôm trời nắng nóng vẫn thấy nó nổi ở đùi, ở đầu gối, và ở mông. Nhưng ở tay thì chỉ bị mẩn đỏ thôi ah. Vậy bác sĩ cho hỏi là bệnh của em như vậy là có tiến triển không ah.
Em hỏi thêm là thuốc uống thì em uống rất đều ngày nào em cũng uống nhưng thuốc bôi thì khi nào bị mẩn lên em mới bôi đó được không ah. Hay ko bị mẩn cũng phải bôi. Còn thuốc tắm thì mấy hôm nay em toàn về muộn nên ko đun được vậy có sao không.
Mà nước tắm em toàn đun lên rồi pha thêm nước cho nguội để tắm có được không ah.
Em có thể ăn nem chua không. Hiện tại em chỉ dám ăn cơm với thịt lợn và rau cải thôi. Hầu như em kiêng tuyệt đối. Hôm trước em có ăn mấy miếng nem chua vậy có sao không bác sĩ.
Mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ
Em cảm ơn ah

Trả lời

Cháu chào bác sĩ ạ!
Anh cháu bị viêm da cơ địa khoảng 10 năm nhưng k biết và chữa trị chưa thành công.
Khoảng 3 năm trước anh cháu đi khám ở bệnh viện Da liễu, Việt Đức các bác sĩ kết luận cháu bị viêm da cơ địa. Cháu đã phẫu thuật nhưng vẫn bị tái phát thường xuyên, cứ một tháng một lần nếu cháu ngồi nhiều or uống chút rượu bia, ăn đồ nếp, chất nóng là cháu lại bị. Bệnh của cháu có các biểu hiện: sưng tấy, nóng đỏ một vùng da cỡ 4x6cm, chọc rạch ra có mủ trắng hòa với máu. Anh cháu bị hai bên mông, xa hậu môn.
Hiện tại, anh cháu đang tự chữa bằng thuốc kháng sinh nặng như Flagyl, Cefdina 300, Alpha Choay,..
Cháu rất mong bác sĩ có thể phúc đáp lại và cho anh cháu xin lịch hẹn gặp bác để được tư vấn, khám và chữa trị ạ!
Cháu cảm ơn bác!

Trả lời

Chào bác sĩ Tuấn,

Con tên Hân. Cô con bị bệnh mẩn ngứa mười mấy năm rồi. Toàn thân bị đỏ, ngứa, da bong tróc, không có mủ, không có nước vàng, da bị khô, đau

nhức. Quê con ở Tỉnh Trà Vinh. Cô con không có điều kiện để đi ra ngoai Hà Nội được. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giup con nhe. Bác sĩ vui lòng cho con

biết làm thế nào để nhận thuốc và trả tiền đơn thuóc. Cam ơn bác sĩ.

Trả lời

Đăng nhận xét