BỊ TRÓC DA MÓNG TAY CÓ PHẢI VIÊM DA CƠ ĐỊA?

Xin hỏi:

Cháu nhà tôi năm nay 4 tuổi, khá hiếu động. Gần đây khi vệ sinh cho con, tôi để ý thấy da móng tay của cháu bị bong tróc, lúc đầu nghĩ rằng do cháu thường xuyên cắn móng tay làm trầy xước và bong da tay nên tôi chỉ nhắc con không được hành động như vậy. Rồi tình trạng này lặp lại khoảng 2 - 3 lần. Sau khi tôi tìm hiểu lại thì không phải do cháu cắn móng tay mà da đầu ngón tay vẫn bị bong tróc, khô, có lúc thấy cháu kêu đau. Không biết với dấu hiệu như vậy có phải con tôi đang bị viêm da cơ địa không? Tôi nên làm gì? Mong nhận được sự tư vấn. Xin cảm ơn! (Thu Hằng - Hà Nội).

BỊ TRÓC DA MÓNG TAY CÓ PHẢI VIÊM DA CƠ ĐỊA?
Để giải đáp câu hỏi này của bạn, Trường đã kết nối tới Th.S Nguyễn Thị Phượng (phó chủ tịch hội da liễu Đông y Việt Nam) để tìm được câu giải đáp chính xác giúp bạn có sự chuẩn bị tiếp nhận kiến thức chăm sóc bé tốt hơn.
Bài viết liên quan:

Nội dung trả lời từ Th.S Nguyễn Thị Phượng gửi bạn thông qua câu hỏi

Trẻ em thường hiếu động nên trong các hoạt động hàng ngày thường tiếp xúc với nhiều bụi bặm, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, dưới móng tay trẻ luôn tiềm ẩn một lượng lớn vi khuẩn khi gặp môi trường tương thích sẽ phát tác bệnh bất kỳ lúc nào. Do đó, khi xung quanh móng tay bé có các triệu chứng da bị khô, bong tróc, móng tay ửng hồng hoặc nổi vảy trắng, sần bạn đừng chủ quan bởi nó báo hiệu sức khỏe bé đang có vấn đề. 

Với trường hợp của con bạn có dấu hiệu da xung quanh móng tay bị bong tróc thường là báo hiệu của bệnh viêm móng hoặc nấm móng. Nếu có thêm các biểu hiện vùng da quanh móng còn bị tấy đỏ, đau và có thể có mủ, móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu, hoặc móng sần sùi thì có thể xác định được bé đang bị bệnh nấm móng. Khi đó, bạn nên đưa bé đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Không nên để lâu sẽ khiến bệnh nặng thêm và khó điều trị cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của bé.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhất là vùng móng tay, chân và bảo vệ thật tốt cho da vùng bị bệnh. Khi vệ sinh không nên dùng xà bông có hoạt tính cao, những loại nước tẩy rửa có chứa xút ăn da sẽ làm vết nấm của bé bị ăn sâu dẫn đến nhiễm trùng móng, bệnh nấm sẽ càng nặng thêm. Hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có tác nhân gây bệnh.

4 nhận xét

Nguyễn Huỳnh mod

Thưa bác sĩ! Sau khi em ngừng uống thuốc giảm ngứa của tây y một ngày hôm qua thì cả đêm em bị cơn ngứa hoành hành, ngứa đầu em chịu được và khi ngứa quá cũng có thể gãi! Nhưng ngứa mũi thì không thể chịu được bác sĩ ạ! Có loại thuốc đông y nào giảm ngứa mà em có thể sử dụng lúc này được không bác sĩ? Cơn ngứa làm em chóng mặt, nhức đầu và quay cuồng đầu óc! Hiện tại em vẫn đang rất ngứa mà không thể gãi vì đau rát, nếu có thể uống thuốc gì mong bác kê giúp em! Em cám ơn bác sĩ nhiều!

Trả lời

Chào bác sĩ Phượng,

Hôm qua em đã đt cho bs và được bs tư vấn và chẩn đoán,em đã hiểu hơn được phần nào về căn bệnh viêm da cơ địa của mình. Vậy bác sĩ cho em hỏi làm cách nào để lấy thuốc và chi phí cụ thể như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Trả lời

Chào BS Phượng

Em xin mô tả diễn biến tình trạng Chồng em trong thời gian điều trị Bs xem qua nhé.

Hiện tại trong giai đoạn này phát sinh rất ngứa, cứ chiều tối lại ngứa gãy nổi mẫn đỏ, Chồng em vẫn duy trì dùng thuốc theo hướng dẫn Bs, Đồng thời 2 loại thảo được Kim Ngân Hoa+ Bồ Công Anh, vì trong Nam tìm không thấy em đã đặt mua ở Hà Nội sau khi nhận về em sẽ cho chồng em uống hằng ngày.

Rất mong sự hướng dẫn Bs để Chông em an tâm trong giai đoạn điều trị .

Trả lời

chào bác sĩ
cháu bị nứt nẻ chân và có nổi mụn nước li ti điều trị bằng thuốc và sử dụng corticoid nhưng k lành. vậy mong bác sĩ có thể sắp xếp thời gian khám cho cháu được không ạ, địa chỉ để cháu có thể tới khám. cảm ơn bác sĩ ạ

Trả lời

Đăng nhận xét